Việc người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội không chỉ thể hiện vai trò, trách nhiệm bảo vệ lao động của người sử dụng lao động mà còn đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho người lao động. Chính vì vậy, người lao động cần hiểu rõ về các quy định khi tham gia bảo hiểm xã hội đồng thời biết cách nộp hồ sơ thông qua phần mềm bảo hiểm xã hội. Các phương thức đóng bảo hiểm xã hội cùng hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp sổ BHXH, thẻ BHYT sẽ được đề cập dưới bài viết này để người lao động nắm được.
1. Phương thức đóng cho người tham gia được lựa chọn
Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu ra 03 phương thức đóng BHXH, BHYT và BHTN được áp dụng hiện nay đó là đóng hàng tháng; đóng 03 tháng hoặc 06 tháng 1 lần; đóng theo địa bàn.
Đóng hàng tháng: Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng bảo hiểm từ quỹ lương tháng của những người tham gia bảo hiểm và từ lương tháng của từng người lao động theo tỷ lệ nêu trên, chuyển cùng lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.
Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Phương thức này áp dụng với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư và diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
Đóng theo địa bàn: Phương thức này phụ thuộc vào trụ sở của đơn vị tham gia bảo hiểm. Theo đó, đơn vị đóng trụ sở chính trên địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng bảo hiểm tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. Nếu doanh nghiệp có chi nhánh thì chi nhánh hoạt động tại địa bàn nào thì đóng bảo hiểm tại địa bàn đó.
2. Hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
2.1. Hồ sơ cần chuẩn bị
Người lao động đang làm việc khi tham gia bảo hiểm phải điền đầy đủ các thông tin vào Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Nếu được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì bổ sung giấy tờ chứng minh (nếu có).
Trong khi đó, đơn vị sử dụng lao động phải chuẩn bị: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS); Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) và Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Lưu ý: Các loại giấy tờ nêu trên nếu không bắt buộc là bản chính thì có thể nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao được công chứng, chứng thực.
2.2. Về trình tự thực hiện
Bước 1: Đơn vị sử dụng lao động tập hợp đủ hồ sơ nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH quận/huyện nơi đơn vị có trụ sở hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh theo một trong các hình thức: giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 3: Nhận kết quả (sổ BHXH, thẻ BHYT) từ cơ quan BHXH theo các hình thức đăng ký.
Ngoài thủ tục nêu trên, Quyết định 595/QĐ-BHXH còn liệt kê một cách cụ thể thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện của các thủ tục khác như đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT; cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT…
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ được rút ngắn so với trước đây
Đây là một trong những điểm đáng lưu ý quan trọng mà người lao động cũng như đơn vị sử dụng lao động cần nắm chắc để bảo đảm quyền lợi cho mình.
Đã bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018 chưa?
Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
– Thời hạn cấp mới sổ BHXH (đối với cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện) tối đa là 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (thay vì tối đa 20 ngày làm việc đối với BHXH bắt buộc và 7 ngày làm việc đối với BHXH tự nguyện);
– Thời hạn điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH tối đa 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (trước đây là 10 ngày làm việc);
– Thời hạn cấp mới thẻ BHYT tối đa 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (thay vì tối đa 07 ngày làm việc);
– Thời hạn cấp lại, đổi thẻ BHYT khi thay đổi thông tin tối đa 02 ngày, không thay đổi thông tin thì nhận được trong ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ.