Bệnh vàng lá thối rễ trên cây mít – căn bệnh phổ biến, đáng lưu ý trên cây mít

Thông thường, trong quá trình canh tác cây ăn quả nói chung và cây mít nói riêng, bà con nông dân không ít lần bắt gặp tình trạng cây mít vàng lá, sau đó rụng hết lá trong giai đoạn kiến thiết cây. Đó chính là biểu hiện của bệnh vàng lá thối rễ trên cây mít. Vậy tại sao cây mít lại bị như thế và cách khắc phục để bảo vệ vườn mít của bà con như thế nào? Xin mời bà con theo dõi bài viết dưới đây.

 

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ ở cây mít

Đất canh tác

  • Không khắc phục tình trạng đất chua, độ pH thấp hơn 5, không phơi đất ải, không bón vôi
  • Đất quá chặt, không tơi xốp dẫn đến nước khó tiêu thoát, bị ngập úng trong mùa mưa gây ra các bệnh về rễ ở cây mít

Nấm bệnh

Các loại nấm bệnh thường gặp gây ra hiện tượng thối rễ, lở cổ rễ ở cây mít nói riêng và các loại cây có múi nói chung như: Fusarium sp., Pythium ap., Phytophthora sp., Rhizoctonia sp… ngoài ra còn có thể có tuyến trùng chích hút. Tuyến trùng xâm nhập gây ra các vết thương hở, tạo điều kiện cho các loại nấm kể trên xâm nhập gây hại, chúng tiết ra độc tố làm héo lá, vàng lá và rụng lá, xâm nhập đến các bộ phận thân cành của cây, khiến cây chết từ từ.

Cách khắc phục khi cây bị nhiễm nấm gây bệnh thối rễ

Cắt bỏ đi các phần lá, cành bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh, đồng thời khi cây bị bệnh nặng, cần cắt bỏ đi trên 50% lá trên cây để giảm sự thoát hơi nước, hô hấp bởi lúc này rễ đang bị giảm khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.

Sử dụng các loại thuốc chứa các gốc như: iprodione, thiophanate methyl, benomyl + copper oxychloride, fosetyl Aluminium… pha theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất với nước tưới đậm vào tất cả các vùng bị nhiễm bệnh trên cây, từ 2 – 3 lần, cách nhau 10 -15 ngày. Với các cây chưa bị nghiêm trọng hoàn toàn có thể hồi phục được. 

Làm thế nào để phòng tránh bệnh vàng lá thối rễ trên cây mít?

Chọn vùng đất cao ráo, tránh ngập úng vào mùa mưa

Vào đầu mùa mưa và kết thúc mùa mưa, sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân chuồng làm phân hữu cơ, bón gốc cho cây, giúp chống lại các loại nấm có hại cho. Nấm Trichoderma giúp thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất xơ rất tốt cho quá trình ủ phân hữu cơ làm phân bón lót cho cây trồng.

Đồng thời, trong quá trình canh tác, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bà con nên phun nấm trichoderma vào cây trồng và đất, giúp tiêu diệt các loại nấm gây hại Fusarium sp., Pythium ap., Phytophthora sp., Rhizoctonia sp… nêu trên, như một liều “vắc xin” cho căn bệnh vàng lá thối rễ trên cây mít.

Hiện nay bà con có thể mua các loại chế phẩm chứa nấm Trichoderma giá rẻ trên thị trường, và được dùng rất phổ biến trong nông nghiệp. Nhờ công dụng không chỉ phòng bệnh, trị bệnh thối rễ cho cây mít, nấm còn có tác dụng phân hủy chất xơ, hữu cơ, kích thích bộ rễ phát triển, tăng sức đề kháng cho cây trồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *