tin tức

Cách nhận biết 5 bệnh thường gặp trên cây chè chính xác nhất

Trong trồng trọt, việc phòng trừ bệnh là việc hết sức quan trọng. Bà con cần nắm các triệu chứng của những bệnh thường gặp trên cây chè để có phương pháp chữa trị kịp thời. Việc quan sát và phát hiện bệnh kịp thời giúp bà con ngăn chặn sự lây lan, tránh làm hao tổn số lượng, từ đó giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.

1. Bọ xít muỗi (Helopetis theivora)

Đây là kẻ thù lớn nhất đối với cây chè, để  lại hậu quả nặng nề.

Các con bọ xít muỗi dùng vòi chích để hút nhựa của búp chè, để lại những vết màu nâu đậm. Bọ xít muỗi trưởng thành sẽ gây nên vết chích lớn và thưa, còn những ấu trùng vết chích nhỏ và dày hơn. Khi bị tấn công, lá chè non bị mất nhựa và biến dạng, trở nên co lại, khô và đen, cây còi cọc và kém phát triển, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trà.

2. Bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagn)

Bộ trĩ là loại thường hết chất dinh dưỡng ở lá non, nhất ở tôm chè, là khi lá chưa nở. Do đó, khi lá nở ra sẽ bị sần sùi, cứng giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên. Cọng búp cũng bị ảnh hưởng, xuất hiện những vết nứt ngang màu xám, người dân hay gọi là “chè ghẻ”, thậm chí dẫn đến rụng lá,  cây sinh trưởng chậm, giảm năng suất và chất lượng.

Búp chè bị hại, sau khi chế biến chè có vị đắng. Nước chè vàng hơn không có màu xanh cần có.

Không những hút chất dinh dưỡng, bọ trĩ còn có thể hút nhựa trên nhwanxg lá non mới mở, gây nên những vết chích thành vệt, có màu xám nhạt. Các lá này xuất hiện  nhiều chấm nhỏ lợt, được gọi là “bạc lá”, sau đó trở nên dày, cứng và có màu xnah đục tối, nhăn nheo hoặc biến dạng.

3. Rầy xanh (Empoasca flavescens)

Rầy thường tập trung ở phần búp lá non để hút nhựa và dọc gân lá làm cho lá bị biến dạng cong queo, xuất hiện các đốm nhỏ vàng. Nếu bị nhẹ hơn thì lá sẽ có màu tía, nếu bị nặng thì lá ngắn hơn. Nếu trời nóng thì lá còn bị khô từ đầu đến nách lá. Rầy gây ra những thiệt hại đáng kể cho người trồng, không những hút hết nhựa cây còn khiến cây còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng.

Rầy xanh là tác nhân gây hại lớn nhất cho chè ở nước ra. Vào khoảng thời gian dưới 4 – 5 tháng tuổi, rầy xanh khiến cho búp chè bị khô, sinh trưởng chậm và thậm chí là chết cây, đối với chè lớn thì thiệt hại ít hơn.

4. Mọt đục cành hại chè (Xyleborua camerunus)

Mọt là kẻ thù nguy hiểm, chúng đục lỗ để chui vào cành chè, sinh sống và phá hoại thân cây.  Cây nào bị mọt đục thì sẽ héo và chết dần. Cây chè bị mọt mạch dẫn bị cắt đứt từng đoạn cây sinh trưởng chậm. Mọt hoạt động và phá hoại quanh năm, nhất là thời điểm mùa khô và xảy ra trên giống chè cành. Đối với chè cành năm thứ nhất đến năm thứ 2 mọt đục lỗ gây hại từ gốc lên cành cấp 1, cấp 2…

5. Sâu cuốn lá chè (Gracillaria theivora)

Sâu trưởng thành cánh nhỏ giống hình chữ nhật rìa cánh có lông dài, cánh trước màu nâu có một vùng hình tam giác màu vàng. Thân sâu thường dài từ 5 đến 7 mm, cánh dài từ 10 đến 12 mm.

 Qúa trình sinh sống của sâu cuốn lá chè như sau:

– Đầu tiên, bướm đẻ trứng ở mặt dưới của lá hay bìa lá, sâu non nở ra chui vào lớp biểu bì lá.

– Sau 5-6 ngày sâu di chuyển đến gần mép lá và cuốn thành tổ nhỏ để ẩn nấp, gặm phần chất xanh hoặc ăn khuyết lá chè.

– Sâu thường phát triển mạnh vào khoảng tháng 3 đến tháng 5. Tuy nhiên, mỗi năm lại có từ 4 đến 6 lứa.

– Sâu có vòng đời ngắn, chỉ từ 33 đến 40 ngày nhưng thiệt hại không nhỏ. Gây hại trên lá và búp non, khiến cây phát triển chậm và chè kém chất lượng.

Với những chia sẻ trên đây, bà con có thể nhận biết kịp thời lúc bệnh mới phát sinh  để có những biện pháp xử lý phù hợp, đem lại một mùa thu hoạch bội thu. Ngoài ra, để công việc thu hoạch chè được nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, bà con có thể sử dụng máy hái chè mini cầm tay để công việc, một sản phẩm hỗ trợ tối đa trong công việc hái chèChúc bà con có một vườn chè khỏe mạnh, đem lại năng suất.

Xem thêm

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button