tin tức

Tại sao Việt Nam xuất khẩu mùn cưa giá rẻ hơn so với các nước khác?

Tại sao Việt Nam xuất khẩu mùn cưa giá rẻ hơn so với các nước khác là điều được các bạn đọc quan tâm khá nhiều. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp một cách đầy đủ, chính xác nhất giúp bạn!

Hiện nay tình trạng cạn kiệt nguồn nhiên liệu, chất đốt đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Con người không ngừng tìm kiếm, sáng chế ra những nguồn nhiên liệu thay thế khác. Trong các nguồn nhiên liệu mới thì mùn cưa được xem là nguồn nhiên liệu thay thế được chuộng hiện nay, bởi chúng có những đặc tính sinh nhiệt tốt, giá thành rẻ, lượng tro và khí CO2 thải ra ít, giúp an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tiết kiệm chi phí nhiên liệu, giảm thiểu những tác hại ảnh hưởng đến môi trường. Hơn nữa với sự giúp sức từ các loại máy móc hiện đại, mùn cưa được ép thành những dạng viên nén, khối phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.

Theo Control Union Việt Nam, Hàn Quốc đang có nhu cầu nhập số lượng lớn viên nén mùn cưa từ Việt Nam. Năm 2017 Hàn Quốc nhập khẩu 2,5 triệu tấn viên nén mùn cưa, trong đó 65% đến từ Việt Nam tương đương trên 1,7 triệu tấn. Dự kiến đến năm 2022, nhu cầu của Hàn Quốc khoảng 5 triệu tấn/năm. Tương tự, nhu cầu nhập mặt hàng này của Nhật Bản từ Việt Nam cũng tăng mạnh, dự kiến đến 5 triệu tấn vào năm 2030 dù cả năm 2017 chỉ nhập khẩu  hơn 500.000 tấn. Những con số này mở ra cơ hội cho ngành chế biến viên nén mùn cưa trong nước phát triển.

Số liệu từ Forest Trend cho thấy, trong tổng kim ngạch 8 tỉ USD xuất khẩu của ngành chế biến gỗ năm 2017, mùn cưa đóng góp hơn 172 triệu USD và có xu hướng ngày càng tăng.

Trong điều kiện hiện tại, chi phí xuất khẩu mùn cưa của Việt Nam sang Đông Á là thấp nhất so với các khu vực cạnh tranh khác (bao gồm: Miền nam Hoa Kỳ, Tây Bắc Thái Bình Dương, Brazil, British Columbia – Canada, Chile). Mặc dù yêu cầu về chất lượng mùn cưa của người tiêu dùng Đông Á ở mức cơ bản nhưng rõ ràng, Việt Nam là một nhà cung cấp có lợi thế rõ ràng về nguyên liệu mùn và chi phí vận chuyển.

Vậy tại sao Việt Nam lại sản xuất được mùn cưa với giá rẻ?

Việt Nam có khoảng 13,9 triệu ha đất rừng, chiếm 41.9% tổng diện tích đất. Gần 10,1 triệu ha là rừng tái sinh tự nhiên và 3,9 triệu ha là rừng trồng. Các loài cây lá rộng chiếm phần lớn diện tích rừng Việt Nam. Với nguồn tài nguyên đó Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn, tuy nhiên lượng phụ phẩm gỗ sinh ra theo đó cũng ngày một gia tăng. Trước đây nguồn phụ phẩm này thường mang bỏ đi, gây ra lãng phí rất lớn. Ngày nay với sự phát triển của các loại máy băm nghiền gỗ, lượng phụ phẩm nhưng ván bóc, bìa gỗ, gỗ vụn đã được tái sinh thành mùn cưa có giá trị xuất khẩu lớn.

  • Tư vấn giúp bạn: Cách chọn mua máy băm nghiền gỗ phù hợp nhu cầu sử dung, đạt hiệu quả cao

Với lực lượng lao động giá rẻ, nguyên liệu thô giá rẻ hơn nữa việc ứng dụng thành công dây chuyền máy móc tiên tiến như máy băm nghiền gỗ, máy sấy, máy ép viên… đã giúp cho Việt Nam sản xuất được mùn cưa với giá rẻ tạo một lợi thế cạnh tranh so với nhiều khu vực khác trên toàn cầu.

Hiện tại trên thị trường, có nhiều dòng máy băm nghiền gỗ cho năng suất cao, giá cả phải chăng được nhiều khách hàng tìn dùng. Nhờ đó các cơ sở kinh doanh mùn cưa có thể kết hợp mở rộng sản xuất, giảm chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận một cách dễ dàng, hiệu quả.

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button