Công nghệtin tức

Mạnh tay xử phạt đối với những sai phạm về hóa đơn

Những bất cập, sai phạm trong lĩnh vực hóa đơn phát sinh từ thực tiễn trong thời gian qua đã được hạn chế đáng kể kể từ khi Nghị định 109/2013/NĐ-CP ra đời. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp đều kỳ vọng sự ra đời của Nghị định này sẽ giải quyết những tồn tại bằng việc thay thế toàn bộ các chế tài đã lạc hậu. 
Đối với hành vi vi phạm hành chính về in ấn hóa đơn: Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về tự in, khởi tạo và quy định về hóa đơn điện tử; hành vi vi phạm quy định về in ấn hóa đơn đặt in thì sẽ phải chịu mức phạt thấp nhất là 2 triệu đồng, mức cao nhất là 50 triệu đồng. Tùy theo mức độ vi phạm mà còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung như: đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử; hoặc đình chỉ in hóa đơn từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

xử phạt sai phạm về hóa đơn

Đối với hành vi vi phạm hành chính về đặt in, mua hóa đơn: Khung phạt tiền thấp nhất đối với mức phạt này là 2 triệu đồng, mức cao nhất là 50 triệu đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả là phải thực hiện hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định; hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng và hóa đơn đã mua nhưng chưa lập.
Đối với hành vi vi phạm quy định về phát hành; sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; sử dụng hóa đơn của người mua thì phải chịu mức phạt hành chính thấp nhất là 200 nghìn đồng, mức cao nhất là 50 triệu đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả là phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định; hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng.
Đối với hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo và báo cáo (trừ thông báo phát hành hóa đơn) cho cơ quan thuế thì sẽ phải chịu mức phạt hành chính thấp nhất là 200 nghìn đồng, mức cao nhất là 8 triệu đồng.
Đặc biệt, khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về hóa đơn nêu trên, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng mức tối đa. Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt.
Ngoài ra, Nghị định 109/2013/NĐ-CP cũng quy định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn, đây là điểm khá mới đối với người thi hành công vụ, thể hiện sự khách quan, minh bạch. 
Với những quy định cụ thể, cập nhật và có tính răn đe như trên, tổng cục thuế không chỉ cho các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thấy tính công khai, minh bạch trong chế tài pháp luật mà còn hạn chế tối đa các hành vi vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn.
https://reviewdoisong.com/cong-van-3200tct-kk-ve-viec-dang-ky-thue-doi-voi-dn-khac-tinh/

https://reviewdoisong.com/noi-dung-khac-tren-hddt-theo-thong-tu-68-2019-tt-btc/

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm tra thêm
Close
Back to top button