Nuôi vịt trời không khó, điều quan trọng là bà con cần nắm rõ nhu cầu thức ăn, thức uống từng giai đoạn để cung cấp cho chúng đầy đủ. Còn nếu chưa biết rõ điều đó chỉ cần đọc ngay bài viết chia sẻ kỹ thuật nuôi vịt trời chuẩn từng giai đoạn sau đây đảm bảo bà con sẽ thực hiện chính xác, mang lại hiệu quả chăn nuôi như ý.
1. Giai đoạn vịt từ 1 – 3 ngày tuổi
Ở giai đoạn này bà con có thể cho vịt tập ăn bột bắp hay tấm. Nước uống cho vịt cần pha thêm C Electrolyte, B.complex C, Vemevit Electrolyte để đảm bảo giúp tăng sức đề kháng, vịt khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn.
Nhu cầu nước của vịt trời ở giai đoạn từ 1 đến 7 ngày tuổi là 120ml/con/ngày. Bắt đầu từ ngày thứ 2 trở đi bà con hãy cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp chuyên dùng cho vịt.
2. Giai đoạn vịt từ 4 – 10 ngày tuổi
Lúc này bà con hãy cho vịt ăn thêm thức ăn như rau xanh trộn với cơm. Hiện nay tại các cửa hàng có bán máy ép cám viên, hộ chăn nuôi có thể mua máy này về để trộn, ép thức ăn cho vịt, đảm bảo bổ sung đầy đủ chất đạm từ loại thức ăn như bột cá lạt, phân tôm,…
Lưu ý, trong phân tôm có hàm lượng muối lớn nên bà con không được cho vịt ăn quá nhiều dễ gây ngộ độc muối. Trong những ngày đầu chỉ nên cho vịt tắm từ 5 đến 10 phút, qua đến ngày thứ 10 trở nên mới được cho vịt xuống nước tự do. Khi vịt được 7 ngày tuổi thì tiêm vắc xin dịch tả vịt đông khô TW2.
3. Giai đoạn vịt từ 11 – 20 ngày tuổi
Nếu có điều kiện bà con hãy cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp. Đến khi vịt được 15 ngày tuổi thì hãy cho ăn ngày 2 lần kết hợp cùng việc chăn thả ngoài đồng để vịt có thể tự kiếm thức ăn. Còn trường hợp vịt ăn thức ăn đơn thuần là tấm, cám trong giai đoạn này thì bà con cần bổ sung thêm thức ăn có đạm như cá, tôm, cua.
Đến ngày thứ 20 nên cho vịt trời ăn thêm lúa. Tiêm phòng vắc xin để ngừa dịch tả lần 2 khi vịt được 21 ngày tuổi. Loại vắc xin thích hợp là Kapevac hoặc dịch tả đông khô TW2.
4. Giai đoạn vịt từ 30 – 80 ngày tuổi
Khi vịt được 30 ngày tuổi là lúc chúng có thể tự săn mồi. Lúc này hãy thả vịt chạy ngoài đồng để chúng tự kiếm thức ăn. Đến khi được 80 ngày tuổi thì có thể xuất chuồng.
5. Một số lưu ý khác khi nuôi vịt trời
Vệ sinh vịt trời trong từng giai đoạn nuôi là việc rất quan trọng. Trước khi thả vịt vào chuồng bà con cần cạo vét chất độn trong chuồng cũ. Phun thuốc sát trùng chuồng trại và dụng cụ bằng loại Vimekon hay Vime Protex,…
Trong thời điểm úm vịt cần thay đổi chất độn chuồng thường xuyên, rải thêm trấu hằng ngày. Nếu có dịch bệnh cần phun thuốc sát trùng định kỳ 3 ngày/lần. Trong điều kiện bình thường hãy phun thuốc sát trùng 7 đến 10 ngày một lần.
Mong rằng với những kỹ thuật nuôi vịt trời ở trên có thể giúp bạn con nắm rõ cách chăm sóc đàn vịt trời theo từng giai đoạn như thế nào hiệu quả nhất. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu còn điều gì thắc mắc nhé.