Giáo dục

Trẻ em khiếm thị nên học nhạc cụ gì để phát triển bản thân?

Có những em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, bị mù do bẩm sinh, có em thì do bị tai nạn khi còn nhỏ, có em mù hẳn không nhìn thấy gì hết, có em thì chỉ thấy lờ mờ. Âm nhạc luôn luôn là một người bạn tinh thần không thể thiếu của mọi người và nó càng trở nên đặc biệt hơn, quan trọng hơn đối với những trẻ em bị khuyết tật, khiếm thị.

Những người khiếm thị không có đôi mắt tốt để quan sát nhưng chắc rằng các giác quan khác tinh anh sẽ giúp họ thay đôi mắt. Chính vì vậy, nên dạy họ học các nhạc cụ để phát huy khả năng và thế mạnh về âm nhạc, giúp họ khám phá bản thân.

Đàn tranh

Với mục đích là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em có những sinh hoạt đặc sắc và bổ ích, đồng thời sẵn sàng giao lưu hội nhập với xã hội, ta nên cho các em học nhạc cụ dân tộc là đàn tranh. Những người chơi đàn tranh ở thành phố thì nhiều, nhưng việc tìm thầy cô giáo dạy cho các em bị mù thì vẫn đang là vấn đề khó khăn. 

Nhưng đàn tranh với âm thanh dễ nghe lại được đông đảo các em rất yêu mến nên giúp đỡ cho các em đẩy mạnh loại nhạc cụ dân tộc này, các em khuyết tật được học để hiểu biết, để khi đi ra ngoài, các em có thể trình diễn hay có những buổi biểu diễn ý nghĩa hơn. 

Đàn organ

Đối với việc cho trẻ khiếm thị học chơi đàn organ thì đó là việc đánh thức được bản năng đàn, có thể hát theo đàn cùng với đó là các kiến thức nhạc lý về đàn organ. Muốn dạy cho trẻ được cảm thụ âm nhạc tốt chính bằng cách dạy người khiếm thị học chơi đàn organ. Bao gồm:

– Có giáo án chương trình dạy sao cho phù hợp với nhu cầu, năng lực, văn hóa, giáo dục xã hội của những người khiếm thị.

– Đối với người khiếm thị, môi trường sống và thể trạng cơ thể của họ sẽ là điều quyết định nhu cầu khác nhau của mỗi người. Điều này nói lên là khi mà người ta không thể nhìn thấy vạn vật xung quanh thì người ta sẽ có niềm khao khát nhìn thấy mọi thứ.

 Mỗi con người đều có một cách riêng biệt để đạt được ước muốn của mình, vì vậy, đối với những trẻ em khiếm thị, họ vẫn sẽ chơi được đàn organ bằng chính xúc cảm tự nhiên và trí nhớ của họ.

Sáo trúc

Sáo trúc [1] là một loại nhạc cụ không đòi hỏi các kĩ năng cao siêu, chỉ cần dành thời gian học hỏi và chăm chỉ luyện tập thì sẽ rất nhanh chơi thành thạo loại nhạc cụ này. Âm thanh của sáo trúc thanh thoát dễ đi sâu vào lòng người. Chính vì những lý do này mà đa số các trẻ em khiếm thị chọn học và biểu diễn sáo trúc.

Sáo trúc cũng là nhạc cụ được sử dụng nhiều trong các buổi hòa nhạc. Đối với những người khiếm thị thì sáo trúc như là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để chữa lành vết thương, nhờ đó có niềm tin và nỗ lực cho tương lai.

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật tuyệt vời, giúp cho trẻ khiếm thị không chỉ tự tin, chín chắn hơn mà còn là hành trang vững chắc để vươn ra biển rộng bao la, giao lưu với mọi người, và có kĩ năng để tự nuôi sống bản thân, phục vụ cho xã hội.

Xem thêm:

 

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button