Công nghệtin tức

DN sản xuất, kinh doanh phần mềm có phải chịu thuế GTGT?

Kinh doanh phần mềm là một trong số các ngành nghề vẫn giữ được vị thế cao trong cộng đồng doanh nghiệp hiện nay bởi tính ứng dụng cao. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm được hưởng một số ưu đãi về thuế tuy nhiên không phải kế toán nào cũng nắm được. Ngoài phạm vi tìm hiểu về hóa đơn điện tử không có chữ ký số, ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp phần mềm, bài viết này sẽ đề cập đến thuế suất thuế GTGT của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm.

1. Đối với doanh nghiệp phần mềm kê khai theo phương pháp khấu trừ

Đối tượng không chịu thuế GTGT theo Điểm 21, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính: Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu chuyển giao, chuyển nhượng; nếu không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng máy móc, thiết bị.

thuế GTGT

2. Trường hợp các doanh nghiệp phần mềm kê khai theo phương pháp trực tiếp

Nếu cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu này.

Từ đó ta có thể kết luận rằng:

– Nguyên tắc của thuế GTGT là áp dụng thuế suất trong tất cả các khâu (trừ quy định cụ thể đích danh tại khâu đầu tiên không chịu thuế, các khâu sau chịu thuế suất 5%).

– Phần mềm máy tính không có quy định nào khác như đã nêu trên do đó không phân biệt DN sản xuất phần mềm hay kinh doanh phần mềm thì vẫn thuộc diện không chịu thuế GTGT.

Chi tiết kế toán cũng như doanh nghiệp có thể tham khảo thêm tại Công văn 3111/TCT-CS của Tổng cục Thuế: “Căn cứ hướng dẫn trên, phần mềm máy tính (không phân biệt phần mềm gia công, phần mềm do công ty tự sản xuất hay mua để bán), kể cả trường hợp bán phần mềm có kèm theo dịch vụ cài đặt thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT”.

3. DN phần mềm không chịu thuế GTGT được viết hóa đơn thế nào?

Kế toán thực hiện gạch chéo (/) tại dòng: Thuế suất và tiền thuế (Một số hàng hóa thuộc đối tượng thuế suất 0% thì phải viết số 0).

Cụ thể: Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ (Thông tin tham khảo tại điểm 2.1 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC). 

Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế 

Hướng dẫn chuyển đổi tài khoản từ hệ thống iHTKK sang thuế điện tử eTax

Ngoài ra, riêng doanh nghiệp sản xuất phần mềm còn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi thành lập như sau:

– Từ năm 1 đến năm 4: Sẽ được miễn thuế TNDN.

– Từ năm 5 đến năm 13 (9 năm tiếp theo): Giảm 50% thuế TNDN với thuế suất 10%, hay nói cách khác, doanh nghiệp chỉ cần đóng thuế TNDN với thuế suất 5%;

– Từ năm 14 đến năm 15 (thuế suất 10% trong 15 năm): Thuế suất là 10%.

– Từ năm 16 trở đi: Nộp thuế TNDN như DN bình thường.

Song, trường hợp doanh nghiệp ngoài việc tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm còn tham gia nhiều loại hình hoạt động khác thì chỉ được hưởng các chính sách ưu đãi này đối với các hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm.

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm tra thêm
Close
Back to top button