Bog

Cấu tạo loa và cơ chế hoạt động của loa nghe nhạc

Loa nghe nhạc một thiết bị nghe nhạc giải trí khá quen thuộc với chúng ta. Chất lượng âm thanh của một bộ loa rất quan trọng, bởi vì loa là thiết bị cuối cùng nhận tín hiệu âm và biến đổi thành thanh truyền tới tai người nghe. Tuy đã tiếp xúc với thiết bị phát âm thanh này nhiều, thế bạn đã biết được cấu tạo loa và cơ chế hoạt động của nó thế nào chưa? Nếu chưa, thì bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Cơ chế hoạt động của loa

Để con người nhận biết được âm thanh từ thiết bị loa phát ra. Thiết bị này đã làm rung chuyển không khí bằng cách phát ra rung động.

Home studio monitors

Khi thiết bị này rung động sẽ tác động lên các hạt khí ở xung quanh nó cũng chuyển động theo, các hạt khí liên tục chuyển động lan ra không gian xung quanh đó sẽ tạo ra các xung rung động truyền qua không khí và dẫn đến tai người nghe, khiến lớp màng nhĩ rung lên. Não là bộ phận có chức năng dịch các rung động đó thành âm thanh.

Các yếu tố để tạo nên âm thanh

  • Tần số sóng âm:

Đấy là một yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng âm thanh nhỏ hay to khi truyền đến tai người nghe. Sóng âm sẽ tạo ra áp lực tác động đến không khí, khiến không khí dao động với tốc độ nhanh chóng, chỉ trong một khoảng thời nhất định sẽ tạo ra âm thanh cao và ngược lại sẽ tạo ra âm thanh thấp. Con người có thể nghe được tần số trong khoảng từ 20Hz – 20KHz.

  •  Mức áp suất của không khí:

Độ lớn của âm thanh sẽ phụ thuộc vào sóng âm có biên độ lớn hay nhỏ. Nếu sóng âm có biên độ càng lớn thì càng khiến màng nhĩ rung mạnh hơn, từ đó âm thanh cũng sẽ được não bộ dịch ra to hơn.

Micro thu âm là một loại thiết bị âm thanh có cơ chế hoạt động tương tự giống như bộ phận tai con người, nó cũng được lắp đặt một màng rung để rung động theo sóng âm.

Cách để loa tạo ra âm thanh

Loa là sẽ là một thiết bị có chức năng chuyển những tín hiệu âm thanh mà nó nhận được chuyển thành rung động cơ học, và nó sẽ tái tạo sống âm giống như một số thiết bị thu âm như micro hay nhạc cụ… Hiện nay có một số loại loa nghe có thể có 1 hoặc nhiều loa nhỏ bên trong.

2. Cấu tạo loa nghe nhạc

Cấu tạo loa – Màng loa (Diaphragm)

Âm thanh do các loa con bên trong tác động đến màng loa khiến màng loa rung ở tốc độ cao. Màng loa có thể được làm từ một số loại chất liệu như: giấy, nhựa hoặc kim loại, trong đó sẽ có một phần vành động được gắn liền với viền treo.

Chất liệu làm nên viền treo, hay viền loa có thể co giãn được, và nó là một vành có hình tròn để giúp màng nón chuyển động ra vào.Viền treo sẽ được gắn với khung kim loại của loa. Còn phần vành hẹp của màng nón loa sẽ được thiết kế nối với cuộn âm.

Cuộn âm sẽ được gắn với khung kim loại bằng mạng nhện và đây cũng thể xem như một vành tròn cũng được làm từ chất liệu có thể co giãn được và có chức năng giữ cho cuộn âm luôn nằm đúng ở vị trí trung tâm mà vẫn giúp được cuộn âm chuyển động vào ra. Trong một số trường hợp đặc biệt thì màng loa sẽ được thiết kế ở dạng vòm thay cho dạng nón.

Cấu tạo loa – Cuộn âm

Cuộn âm là một bộ phận rất quan trọng đối với tất cả các loại loa. Thực chất mà nói cuộn âm chính là một cục nam châm điện tử.

Nó có cấu tạo gồm có một cuộn dây và 1 lõi kim loại (thông thường lõi này được làm bằng sắt), cuộn dây này sẽ được quấn theo vòng tròn của lõi kim loại. Khi có dòng điện truyền qua cuộn dây mà sẽ tạo ra từ trường, làm cho sắt có từ tính. Bộ khuếch đại (amply) sẽ thay đổi tín hiệu liên tục.

Cấu tạo loa – Nam châm

Nam châm sẽ phát ra từ trường thông qua dao động của nguồn điện và giúp cuộn âm chuyển động vào ra.

Như vậy, thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo loa và cơ chế hoạt động động của thiết bị âm thanh là như thế nào rồi đúng không. Nếu có nhu cầu muốn tìm hiểu hay mua loa hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Xem thêm các sản phẩm về loa: best motorcycle helmet bluetooth

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button