Cách làm chuồng gà đẻ công nghiệp – Hiệu quả, đa năng, tiết kiệm
Trứng gà là nguồn thực phẩm đầy dinh dưỡng và quen thuộc với tất cả mọi người. Với nhu cầu về trứng như hiện nay, các trang trại nuôi gà đẻ trứng ngày càng mọc lên khắp nơi. Tuy nhiên, đây là cơ hội cho những hộ nông dân biết đi đúng hướng, đầu tư hợp lý để đạt hiệu quả. Cùng tím hiểu cách làm chuồng gà đẻ công nghiệp ngay trong bài viết sau đây nhé.
-
Xác định địa điểm làm chuồng gà đẻ
Để gà phát triển tốt, cần xác định địa điểm để xây dựng chuồng gà hợp lý. Nên chọn những địa điểm cao ráo, dễ thoát nước, để không bị ứ đọng khi trời mưa hoặc các chất thải không trôi ra ngoài, gây hiện tượng mất vệ sinh và dễ nhiễm bệnh cho gà.
Hướng chuồng: chọn hướng nam hoặc đông nam để chuồng có được ánh sáng tốt nhất, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hạ.
>>> Xem thêm: Cách chê biến thức ăn cho gà đẻ bằng máy ép thức ăn dạng viên
Địa điểm lý tưởng để làm chuồng là một khoảnh đất vườn, đồi to nhỏ tùy điều kiện và quy hoạch thành những trại nuôi gà có chuồng, có kho thức ăn, dụng cụ được bao che bằng tường lưới. Xung quanh nên trồng những tán cây xanh và rộng.
-
Xác định kiểu chuồng nuôi
Hiện nay, để nuôi gà đẻ trứng có rất nhiều hình thức chuồng nuôi khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số cách làm chuồng gà đẻ công nghiệp như sau:
- Kiểu chuồng 4 mái kiên cố và bán kiên cố: Kiểu chuồng này khá thông thoáng và được sử dụng khá bổ biến ở nước ta. Khung chuồng được làm từ thép hoặc tre, luồng, mái lợp bằng tôn hoặc xi măng. Hai đầu gạch được làm bằng gạch, mặt trước và sau cần được bao phủ bởi lớp lưới. Chiều cao so với máy đạt từ 2 – 2,2m. Độ cao từ nóc xuống nền chuồng là 3, chiều rộng chuồng từ 4 – 5m và chiều dài mỗi chuồng là 5 – 6m.
- Kiểu chuồng bán kiên cố 2 mái: Kiểu chuồng này có độ cao 2 mái bằng nhau hoặc lệch nhau khoảng 0,5m. Thông thường, kiểu chuồng này được xây dựng bằng các loại vật liệu rẻ như tre, nứa, gỗ. Chiều cao mái trước 2m, mái sau 1,5m, chiều rộng của chuồng từ 2,5 – 3m, và chiều dài từ 3 – 3,5m. Mái được làm bằng ngói và xi măng hoặc lá cọ, lá mía, xung quanh được rào bằng lưới, sắt, tre, nứa.
- Kiểu chuồng thô sơ: đây là kiểu chuồng phù hợp với các vùng nông thôn, người chăn nuôi gà quy mô nhỏ lẻ, các vật liệu sẵn có và rẻ tiền như gỗ, nứa,.. Thông thường, chuồng có hình chữ nhật nhiều tầng, với chiều dài từ 1,2 – 1,5m và chiều rộng từ 0,7 -0,8m, các tầng cách nhau từ 0,35 -0.4m, bên trên có mái che nắng.
- Lồng nuôi gà hay bội nuôi là những chiếc lồng được đan từ tre, nứa. Sử dụng và di chuyển dễ dàng. Tùy vào số lượng gà mà kích thước gà sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp.
Trên đây là một số cách làm chuồng gà đẻ công nghiệp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, chúc các bạn thực hiện thành công và chăn nuôi hiệu quả.