tin tức

Kỹ thuật làm chuồng nuôi dê

Kỹ thuật làm chuồng nuôi dê – Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

Dê đang loại gia súc được bà con nông dân chăn nuôi phổ biến vì dễ nuôi và ít bệnh, thịt dê lại rất ngon, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng để có được thành công, cần tìm hiểu rõ kỹ thuật làm chuồng nuôi dê đúng cách, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  1. Yêu cầu khi làm chuồng dê

Để làm chuồng dê tốt nhất, giúp cho dê phát triển khỏe mạnh, bà con phải lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Hướng chuồng: lựa chọn hướng Đông Nam, giúp dê tránh được mưa hắt, nắng chiếu trực tiếp và gió mạnh.
  • Chuồng phải có mái che, không để mưa dột, gây ẩm ướt
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ, giúp chuồng khô thoáng, tránh gây bệnh và tiện chăm sóc.
  • Dê sữa thì nên ngăn ra nhiều gian trong chuồng, mỗi gian có kích thước 1,2 x 1,5m, mỗi gian nhốt mỗi con để thuận tiện cho việc vắt sữa và chăm sóc.
  • Dê thịt và dê sữa thì cần làm chuồng dê với kích thước lớn hơn, mỗi không gian có thể nhốt được nhiều con.
  • Chuồng phải đầy đủ máng ăn, máng uống  riêng.

>>> Xem thêm: Cách loại máy thái cỏ cho dê hiệu quả nhất hiện nay

  1. Một số tiêu chuẩn khuyến nghị với chuồng dê

  • Khoảng cách sản và mặt đất: 0,7 – 1m
  • Không nên để quá sát nhà, nên cách từ 15 – 20 m để đảm bảo vệ sinh.
  • Làm chuồng dê dạng sàn, mặt sàn cần có khe hở với khoảng cách từ 1 – 1,5 phân, như vậy thì phân và chất thải sẽ dễ dàng lọt xuống dưới, không bị đọng lại trên sàn.

Lưu ý: Khoảng cách khe không được quá lớn, như vậy dê dễ bị kẹt móng và gây ra những bệnh khó lành, ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Khi trời mưa, cần dùng bạt để che chắn, không để gió lùa hoặc mưa ướt.
  • Bên trong chuồng cần có máng ăn, đặt máng cách mặt đất khoảng 0,5m so với sàn, do tập tính của dê thích ăn trên cao. Ngoài ra, máng  ăn nên thiết kế rộng để tránh thức ăn rơi xuống sàn, dê sẽ không ăn thức ăn bị rơi.

Hằng này phải vệ sinh máng ăn, tránh thức ăn thừa lâu ngày đọng lại, gây ẩm mốc, hư hại đến thức ăn. Không để thức ăn và nước uống đọng đến ngày hôm sau.

Để đàn dê phát triển toàn diện, chuồng dê nên có 1 khoảng sân chơi cho dê, được thiết kế trước cửa chuồng dê, nên để diện tích khoảng 1,5m2/con. Bề mặt phải chắc chắn, không nên lún gây sụt lún hoặc ẩm ướt khi dê hoạt động. Xung quanh phải có hàng rào, có thể làm bằng tre, gỗ hay  lưới B40.

  1. Diện tích và mật độ chuồng

Tùy vào loại dê mà mật độ chuồng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Dê cái (không có thai): 1,4 – 1,6(m2/con)
  • Dê cái (có thai): 1,8 – 2 (m2/con)
  • Dê cái nuôi con: 1,9 – 2,1 (m2/con)
  • Dê đực (thịt): 2,7 – 2,9 (m2/con)
  • Dê đực (giống): 1,5 – 2,5 (m2/con)
  • Dê con: 0,2 – 0,4 (m2/con)
  • Dê tơ: 0,5 – 0,7 (m2/con)

Bài viết này đã chia sẻ đến bà con kỹ thuật làm chuồng nuôi dê, hi vọng sẽ là kiến thức bổ ích cho bà con. Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống của gia đình.

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button